Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Lợi ích của Việt Nam khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương
Với ưu thế về năng lực tài chính mạnh mẽ và nguồn lực kĩ thuật, các hãng vũ khí của Mĩ là lựa chọn sáng giá của Việt Nam khi tìm kiếm đối tác cùng phát triển vũ khí.

 


 


 


Cuộc chiến tranh giải phóng kéo dài suốt 30 năm, cùng những mâu thuẫn quốc tế phức tạp trong và sau chiến tranh Lạnh đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến Việt Nam. Sau khi hoàn thành giải phóng miền Nam năm 1975, Việt Nam tiếp tục bị Mĩ và phương Tây cấm vận ngặt nghèo cả về kinh tế và quân sự, gây ra những hậu quả hết sức to lớn.

 

Theo thời gian, cùng với quan điểm khép lại những vấn đề trong quá khứ để cùng hướng đến tương lai, hai quốc gia Việt Nam - Hoa Kì đã từng bước xích lại gần nhau hơn. Một dấu ấn quan trọng là ngày 3/2/1994, khi tổng thống Mĩ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Sau đó, ngày 11/7/1995, hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Đó là những thành tựu đáng để tự hào.

 

Song song với hợp tác văn hóa, kinh tế ..., hợp tác quân sự, quốc phòng Việt Nam - Hoa Kì cũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn một rào cản chưa được dỡ bỏ, đó là lệnh cấm vận vũ khí. Từ năm 2006, Mĩ đã bỏ lệnh cấm vận vũ khí phi sát thương với Việt Nam. Nhưng lệnh cấm vận vũ khí sát thương vẫn còn hiệu lực. Sau nhiều nỗ lực ngoại giao ở cả hai bên, có thông tin cho hay: Lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mĩ với Việt Nam sẽ được dỡ bỏ trong tương lai gần.

 

Vậy khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương được bãi bỏ, Việt Nam sẽ có lợi gì?

 

Thị trường vũ khí rộng mở với nhiều lựa chọn

 

Trước hết, đó là Việt Nam sẽ được chào đón một cách cởi mở, sẽ được tạo điều kiện thông thoáng hơn để mua sắm các loại vũ khí, khí tài do Mĩ chế tạo. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong số 100 công ty vũ khí lớn nhất thế giới, Mĩ chiếm đến 44 công ty, và chiếm đến hơn 60% doanh thu. Khi được Mĩ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, Việt Nam hoàn toàn có thể nhắm đến sản phẩm của các hãng nổi tiếng như Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman hay General Dynamics ...

 

Không chỉ vậy, sau khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương bị bãi bỏ, thị trường vũ khí với Việt Nam không chỉ có thêm các hãng vũ khí Mĩ, mà sẽ còn là rất nhiều các công ty trang thiết bị quân sự của nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước châu Âu thuộc khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Các quốc gia này đều có hợp tác chặt chẽ với Mĩ. Nhiều sản phẩm vũ khí có các linh kiện chế tạo tại Mĩ, chịu ảnh hưởng của lệnh cấm vận. Còn nhớ, cuối thập niên 90, Việt Nam đã từng nỗ lực đàm phán với Pháp để mua 24 máy bay chiến đấu hiện đại Dasault Mirage 2000, nhưng hợp đồng này đã không thành do áp lực từ phía Mĩ.

 

Cơ hội nghiên cứu, hợp tác phát triển vũ khí

 

Với các quốc gia có tiềm lực kinh tế - kĩ thuật còn non yếu như Việt Nam, điều rất cần thiết là phải đẩy mạnh nghiên cứu, tự chủ chế tạo các loại vũ khí, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân - kĩ sư trong nước, vừa hạn chế tốn kém ngoại tệ do mua sắm từ nước ngoài, có thể tiến tới xuất khẩu để thu lợi nhuận. Việt Nam đã từng bước thực hiện mục tiêu này, qua một số dự án như tự đóng tàu pháo TT-400TP, tự đóng tàu tên lửa cao tốc Molniya (Đề án 1241.8) ...

 

Tuy nhiên, để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này, rất cần nguồn vốn cũng như nguồn lực công nghệ - kĩ thuật cao. Nếu như có thể xem xét hợp tác cùng có lợi với các hãng vũ khí của Mĩ, Việt Nam có thể đẩy mạnh tự chủ sản xuất vũ khí. Điển hình như Hàn Quốc với dự án máy bay huấn luyện - cường kích hạng nhẹ T/A-50 Golden Eagle. Dự án này là sự đóng góp về vốn và kĩ thuật giữa ba bên: Chính phủ Hàn Quốc (70% ngân sách), Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc - KAI (17% ngân sách) và hãng Lockheed Martin của Mĩ (13% ngân sách). Mới đây, Hàn Quốc đã kí hợp đồng xuất khẩu 12 máy bay T/A-50 cho Philippines, thu được lợi nhuận.

 

Với ưu thế về năng lực tài chính mạnh mẽ và nguồn lực kĩ thuật, các hãng vũ khí của Mĩ là lựa chọn sáng giá của Việt Nam khi tìm kiếm đối tác cùng phát triển vũ khí.

 

Trước cơ hội mới, Việt Nam cần làm gì?

 

Thị trường vũ khí sẽ rộng mở hơn với Việt Nam sau khi lệnh cấm vận vũ khí được bãi bỏ. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ hội, còn biến cơ hội thành thực lực quốc phòng và năng lực kĩ thuật, lại là vấn đề mà Việt Nam cần cân nhắc kĩ.

 

Trước hết, Việt Nam phải đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí của mình, tránh để tất cả trứng vào một giỏ. Bài học trong cuộc chiến Falkland-Malvinas năm 1982 vẫn là lời cảnh tỉnh với bất cứ quốc gia nào: Quân đội Argentina vì quá phụ thuộc vào một loại tên lửa diệt hạm Exocet nên khi bị phía bạn hàng Pháp “trở mặt” thì đã bị thất bại trước Hải quân Anh. Ngay cả trong kháng chiến chống Mĩ, vì chỉ có một loại tên lửa phòng không C-75 mà Việt Nam liên tục bị đối phương gây nhiễu, chế áp, có những giai đoạn tổn thất, hi sinh mà không diệt được mục tiêu. Trong chiến tranh hiện đại, sẽ không có nhiều thời gian để cứu vãn tình thế hay sửa chữa sai lầm, do đó, việc cần hơn hết là đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, từ đó đa dạng hóa chiến thuật tiến công, đa dạng hóa phương án đánh địch, tránh để đối phương tập trung áp chế.

 

Mặt khác, điều kiện Việt Nam chưa cho phép mua sắm với số lượng lớn, nên việc đa dạng hóa cũng phải cân nhắc đến yếu tố kinh tế, tránh mua sắm manh mún, nhỏ giọt, vừa không kinh tế vừa gây khó khăn cho hậu cần - huấn luyện. Cần cố gắng dung hòa giữa sự đồng bộ về vũ khí (tiện cho bảo dưỡng, sửa chữa ...) và sự đa dạng trong phương án tác chiến. Thị trường vũ khí rộng mở với nhiều lựa chọn cũng sẽ tạo ưu thế cho Việt Nam trên bàn đàm phán, tránh bị đối tác chèn ép, áp đặt giá cả.

 

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng: Học thuyết quân sự, hình thức, địa bàn tác chiến ... của quân đội Mĩ hay các nước châu Âu rất khác so với Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ưu thế của quân đội Mĩ là đội quân nhà giàu, có hệ thống hậu cần mạnh và sức cơ động cao bằng đường hàng không. Nhiều loại vũ khí của Mĩ cũng có giá thành khá cao so với mặt bằng chung. Do đó, việc mua sắm cần được cân nhắc yếu tố lợi-hại, phải phù hợp với yêu cầu tác chiến của Việt Nam.

 

Việc Mĩ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương không phải là “thần dược” giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam lớn mạnh như Thánh Gióng trong truyền thuyết, mà khát khao đó chỉ được hiện thực hóa bằng trí tuệ và mồ hôi, công sức của người Việt.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Thượng viện Mỹ phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với VN (23-07-2014)
    Nhật Bản nổi giận vì bản đồ trên báo Trung Quốc (09-07-2014)
    Hội thảo quốc tế Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử (19-06-2014)
    Việt Nam, Philippin thảo luận về sự hung hăng của Trung Quốc (21-05-2014)
    Việt Nam sử dụng mọi biện pháp phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền (15-05-2014)
    Thái Bình: Công nhân tuần hành phản đối Trung Quốc, không xảy ra đập phá (14-05-2014)
    Đà Nẵng, Cần Thơ: Míttinh phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan (12-05-2014)
    Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ đối tác với Liên bang Nga (16-04-2014)
    Phó Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (10-04-2014)
    Việt Nam, Bulgaria hướng tới quan hệ đối tác chiến lược (07-04-2014)
    Tuyên bố chung Việt Nam-Malaysia (04-04-2014)
    "Quan hệ giữa Malaysia-Việt Nam nồng ấm và hữu nghị" (02-04-2014)
    Lãnh đạo CPC, Lào, Thái sẽ dự hội nghị Mekong ở Việt Nam (31-03-2014)
    Triển lãm tư liệu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa tại Phú Yên (27-03-2014)
    EU cam kết sẽ tiếp tục dành viện trợ cho Việt Nam (26-03-2014)
    Việt Nam và Israel ký kết hợp tác trong lĩnh vực an ninh (24-03-2014)
    JTC Nhật hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam như thế nào? (24-03-2014)
    Củng cố quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam-Cuba (21-03-2014)
    Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nhật Bản (20-03-2014)
    Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế Việt Nam-Thụy Điển (19-03-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153084699.